Khám phá thông tin hữu ích liên quan tới nghề nghiệp bạn quan tâm. Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn giúp bạn tìm được công việc phù hợp và phát triển bản thân.
Nhân viên Kinh doanh thiết bị điện là gì? Top kỹ năng Sales thiết bị điện cần phải có
Công việc của một Nhân viên kinh doanh thiết bị điện không chỉ yêu cầu kỹ năng bán hàng mà còn cần kiến thức kỹ thuật chuyên môn. Vậy cụ thể, công việc này bao gồm những gì? Và làm thế nào để tìm được công việc phù hợp trong một thị trường đầy tiềm năng? Hãy cùng TDSCom tìm hiểu về Nhân viên kinh doanh thiết bị điện là gì để có sự chuẩn bị tốt nhất cho con đường sự nghiệp của bạn.
Nhân viên kinh doanh thiết bị điện là gì?
Nhân viên kinh doanh thiết bị điện (Sales thiết bị điện) là người chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng mới, khai thác data khách hàng có sẵn để tư vấn, giới thiệu và bán các sản phẩm thiết bị điện mà doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh
Nhân viên kinh doanh thiết bị điện thường xuất hiện trong các doanh nghiệp hoặc tập đoàn chuyên sản xuất và phân phối thiết bị điện. Để làm tốt vị trí này đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kiến thức kỹ thuật vững vàng và khả năng giao tiếp, đàm phán hiệu quả để mang lại giá trị bền vững cho cả công ty và khách hàng.
Nhân viên kinh doanh thiết bị điện là vị trí đòi hỏi các kỹ năng chuyên nghiệp
Mô tả công việc Nhân viên kinh doanh thiết bị điện
Nhân viên kinh doanh thiết bị điện không đơn thuần chỉ là người bán hàng, mà còn là người tư vấn, người xây dựng mối quan hệ và là đại diện của công ty. Để hoàn thành vai trò của mình, Nhân viên kinh doanh thiết bị điện sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Tìm kiếm và phát triển khách hàng tiềm năng
Việc tìm kiếm và phát triển khách hàng tiềm năng là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quy trình bán hàng. Nhân viên kinh doanh cần chủ động tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu sử dụng thiết bị điện mà công ty cung cấp. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Nhân viên kinh doanh cần thực hiện những công việc như:
Tìm hiểu về xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực thiết bị điện.
Phân loại khách hàng theo ngành nghề, quy mô, nhu cầu sử dụng thiết bị điện (ví dụ: khách hàng công nghiệp, khách hàng dân dụng, nhà thầu xây dựng,…).
Sử dụng các kênh như internet, mạng xã hội, hội chợ triển lãm, danh bạ doanh nghiệp, giới thiệu từ đối tác,… để tìm kiếm thông tin về khách hàng tiềm năng.
Lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng một cách khoa học và hiệu quả để làm nền tảng cơ sở dữ liệu khách hàng.
Tìm kiếm và phát triển khách hàng tiềm năng là một nhiệm vụ của Sales thiết bị điện
Tư vấn và giới thiệu sản phẩm
Sau khi tiếp cận được khách hàng tiềm năng, nhân viên kinh doanh cần tư vấn và giới thiệu sản phẩm một cách chuyên nghiệp và thuyết phục. Để tư vấn và giới thiệu về các thiết bị điện thành công cho khách hàng, Nhân viên kinh doanh cần:
Hiểu rõ đặc tính kỹ thuật, ưu điểm và tính năng của từng sản phẩm thiết bị điện.
Chuẩn bị tài liệu giới thiệu sản phẩm như catalogue, bảng giá, video minh họa hoặc mẫu sản phẩm.
Lắng nghe nhu cầu của khách hàng để đề xuất các giải pháp phù hợp với yêu cầu cụ thể.
Tổ chức các buổi thuyết trình, trình bày sản phẩm hoặc tham gia triển lãm để trực tiếp tư vấn cho khách hàng. Đồng thời giải đáp các thắc mắc của khách hàng và cung cấp các thông tin cạnh tranh như: chất lượng, mức giá, chế độ bảo hành,…
Đàm phán và ký kết hợp đồng
Sau khi khách hàng đã đồng ý với sản phẩm và dịch vụ, Nhân viên kinh doanh thiết bị điện sẽ thực hiện tiến hành đàm phán về giá cả, điều khoản hợp đồng và tiến hành ký kết hợp đồng. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Nhân viên kinh doanh cần thực hiện những công việc như:
Lập báo giá chi tiết và gửi cho khách hàng.
Thảo luận về các điều khoản trong hợp đồng như giá cả, thời gian giao hàng, chính sách bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật.
Soạn thảo hợp đồng theo đúng quy định của công ty sau khi đã thống nhất với khách hàng.
Thực hiện ký kết hợp đồng, theo dõi tiến độ thực hiện, đảm bảo việc giao hàng và lắp đặt được thực hiện đúng thời hạn.
Sales thiết bị điện cần thực hiện đàm phán hợp đồng có lợi cho đôi bên
Phối hợp với các bộ phận khác (kỹ thuật, bảo hành, marketing)
Để đảm bảo quá trình bán hàng và sau bán hàng diễn ra suôn sẻ, nhân viên kinh doanh cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty. Ví dụ như:
Làm việc với bộ phận kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng.
Phối hợp với bộ phận bảo hành để xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Kết hợp với phòng marketing để thực hiện các chiến dịch quảng bá sản phẩm, chương trình khuyến mãi hoặc sự kiện hội chợ.
Cung cấp thông tin phản hồi từ khách hàng cho các bộ phận liên quan để cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ.
Chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng
Việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu mà còn nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường. Để nhiệm vụ này hiệu quả, Nhân viên kinh doanh thiết bị điện sẽ cần thực hiện những công việc như sau:
Thường xuyên liên lạc, thăm hỏi khách hàng để nắm bắt tình hình sử dụng sản phẩm và nhu cầu của họ.
Hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm và dịch vụ.
Lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Thường xuyên liên hệ để giới thiệu các sản phẩm mới hoặc cập nhật chính sách ưu đãi.
Yêu cầu, kỹ năng cần có của Nhân viên kinh doanh thiết bị điện
Để thành công trong vai trò Nhân viên kinh doanh thiết bị điện, ngoài khả năng chuyên môn, bạn cần sở hữu những kỹ năng mềm và kiến thức vững vàng về thị trường và sản phẩm. Dưới đây là những yếu tố quan trọng giúp nhân viên kinh doanh hoàn thành công việc hiệu quả và đạt được thành công bền vững.
Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn
Nền tảng học vấn và kiến thức chuyên môn vững chắc là bước đệm quan trọng giúp nhân viên kinh doanh hiểu rõ về sản phẩm và thị trường, từ đó tư vấn và thuyết phục khách hàng một cách chuyên nghiệp. Đa số doanh nghiệp hiện nay sẽ không yêu cầu cao về trình độ học vấn, chuyên môn của Nhân viên kinh doanh. Tuy vậy, bạn có thể nhận được sự ưu tiên nếu đáp ứng được một số yêu cầu như:
Trình độ học vấn và chuyên môn: Có bằng Cao đẳng/Đại học các chuyên ngành liên quan như Kỹ thuật Điện, Cơ điện tử, Điện tử, Marketing, Kinh doanh, v.vv.. Điều này giúp nhân viên hiểu được nguyên lý hoạt động của thiết bị, cũng như các quy trình kinh doanh và tiếp thị.
Có kiến thức về sản phẩm và thị trường thiết bị điện: Hiểu biết sâu rộng về các loại thiết bị điện, tính năng, thông số kỹ thuật, ứng dụng, ưu nhược điểm của từng sản phẩm, cùng với xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh, cho phép nhân viên tư vấn chính xác, đưa ra giải pháp tối ưu và nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Vị trí Sales thiết bị điện thường không yêu cầu về trình độ học vấn
Kỹ năng mềm hỗ trợ cho công việc
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các kỹ năng mềm cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, xử lý tình huống và đạt được mục tiêu kinh doanh. Một Nhân viên kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ cần rèn luyện cho mình những kỹ năng như sau:
Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin rõ ràng và thuyết phục khách hàng. Đàm phán hiệu quả sẽ giúp đạt được thỏa thuận có lợi cho cả hai bên mà vẫn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng.
Kỹ năng quản lý thời gian và công việc: Giúp bạn tổ chức công việc hiệu quả, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn, từ việc tìm kiếm khách hàng đến ký kết hợp đồng.
Khả năng làm việc dưới áp lực và đạt chỉ tiêu: Kinh doanh thiết bị điện thường đòi hỏi bạn phải làm việc dưới áp lực về doanh số. Khả năng chịu áp lực giúp bạn duy trì năng suất và hoàn thành mục tiêu công việc.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng: Việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng giúp tạo ra các cơ hội bán hàng lâu dài và thúc đẩy sự trung thành của khách hàng đối với công ty.