Khám phá thông tin hữu ích liên quan tới nghề nghiệp bạn quan tâm. Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn giúp bạn tìm được công việc phù hợp và phát triển bản thân.
Theo Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, ngành Logistics cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực, trong đó yêu cầu 200.000 người có năng lực ngoại ngữ tốt. Năm 2024, khi Việt Nam gia tăng vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cơ hội việc làm ngành Logistics sẽ càng mở rộng hơn nữa.
Chính vì tầm quan trọng của ngành Logistics trong tương lai, cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường là rất lớn. Trước triển vọng này, các bạn Gen Z cần chủ động học ngoại ngữ, các khoá học chuyên ngành Logistics để có thể cạnh tranh với những ứng viên khác khi apply xin việc.
Hiện nay, thị trường Thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam cực kỳ sôi động. Theo Bộ Công Thương, thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam đã đạt 20,5 tỷ USD vào năm 2023. Nước ta được xếp vào top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới.
Tại Việt Nam, các sàn TMĐT thịnh hành như Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop v.vv.. mang đến không ít cơ hội việc làm. Nhiều công ty đang tổ chức những chương trình tuyển dụng sôi động, chẳng hạn như Shoppee với Shopee Apprentice Program dành cho các bạn sinh viên mới ra trường.
Hiện nay, rất nhiều sinh viên đã chọn Thương mại điện tử làm bàn đạp cho sự nghiệp. Sinh ra trong kỷ nguyên công nghệ số, các bạn Gen Z có lợi thế là am hiểu mạng xã hội cũng như các sàn Thương mại điện tử online. Sự năng động, sáng tạo của các bạn gen Z cũng là một lợi thế lớn khi tham gia vào thị trường việc làm Thương mại điện tử.
Logistics và Thương mại điện tử có mối quan hệ chặt chẽ, tác động tích cực và hỗ trợ sự phát triển của nhau.
Trong kỷ nguyên 4.0, hai lĩnh vực sẽ càng gắn bó chặt chẽ hơn. Logistics là xương sống để phát triển Thương mại điện tử – ngành công nghiệp của tương lai. Các bạn sinh viên hãy hiểu rõ mối quan hệ giữa hai ngành để có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
Trước những cơ hội việc làm tiềm năng đó, sinh viên nên học Logistics hay Thương mại điện tử để con đường sự nghiệp rộng mở? Sau đây, TDSCom sẽ cung cấp cho bạn những nghiên cứu và đối chiếu trực tiếp về hai ngành học này, cụ thể như sau:
Logistics | Thương mại điện tử | |
Định nghĩa | Là ngành học nghiên cứu về quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu trữ và xử lý hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối. | Là ngành học cung cấp nền tảng kiến thức về hoạt động kinh doanh điện tử nhằm triển khai mô hình kinh doanh trực tuyến trên Internet. |
Logistics | Thương mại điện tử | |
Định nghĩa
| Là ngành học nghiên cứu về quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu trữ và xử lý hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối. | Là ngành học cung cấp nền tảng kiến thức về hoạt động kinh doanh điện tử nhằm triển khai mô hình kinh doanh trực tuyến trên Internet.
|
Phạm vi hoạt động của ngành | Bao gồm: vận chuyển hàng hóa, quản lý kho, quản lý chuỗi cung ứng; xử lý đơn hàng và dịch vụ khách hàng. | Bao gồm xây dựng và quản lý các trang web thương mại điện tử; quảng cáo online; xử lý thanh toán điện tử và giao hàng qua mạng. |
Kỹ năng, tố chất cần có trong ngành |
|
|
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp |
|
|
Xu hướng lương | Dao động từ 8 đến 24 triệu đồng/tháng (Tính theo mức trung vị thấp – trung vị cao – Trích Báo cáo thị trường tuyển dụng 2023 và Xu hướng tuyển dụng 2024 TDSCom) | Dao động từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng (Nguồn báo Lao động và trường Đại Học Đông Á, mức lương tùy theo vị trí công việc trong ngành) |
Nhìn chung thì Logistics là ngành học tập trung vào các hoạt động vận chuyển, lưu kho và quản lý hàng hòa, Thương mại điện tử tập trung vào các hoạt động kinh doanh và tiếp thị trực tuyến. Quyết định nên học Logistics hay Thương mại điện tử phụ thuộc vào định hướng nghề nghiệp và sở thích cá nhân của bạn, hãy suy nghĩ thật kỹ và tìm hiểu các thông tin liên quan đến hai chuyên ngành này để có sự lựa chọn đúng đắn.